LÊN DÂY ĐÀN PIANO VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Đàn piano cơ hiện nay được chia ra 2 loại chính là Upright và Grand với số lượng dây và lực căng dây bên trong tùy thuộc vào kích thước piano, khoảng 216 – 242 dây và lực căng tổng thể vào khoảng 18 tấn, đàn Concert Grand lên đến 30 tấn, bằng một container loại 20feet chở đầy hàng ( nguồn Piano Facts). Với lực căng lớn như vậy dù đàn có thiết kế tốt đến cũng không tránh khỏi việc dây đàn dễ bị sai lệch…

Nguyên nhân làm dây đàn piano sai lệch
1.     Do vận chuyển: Hiện nay ở Việt Nam chưa có thiết bị vận chuyển đàn chuyên dụng nào, hầu hết là bê lên bê xuống bằng tay, di chuyển bằng xe đẩy, xe tải… Như đề cập ở trên, lực căng dây rất lớn nên khi các bộ phận đàn bị rung động dây sẽ bị sai lệch. Dĩ nhiên có loại đàn tốt, sự sai lệch ít nên ta vẫn có thể chơi mà không nhận ra nhưng để chắc chắn sau khi vận chuyển bạn cần yêu cầu kỹ thuật lên dây đàn piano lại ngay.

2.     Do môi trường thay đổi: Đàn cơ thành phần chủ yếu là gỗ, mọi người hay nhầm lẫn là gỗ nguyên khối nhưng thật ra hầu hết đàn piano hiện nay là gỗ ép cao cấp nên rất dễ chịu sự tác động của môi trường, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của đàn, nên đặt đàn ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định và nên gắn thêm ống sấy.

3.     Do đàn tự sai: Nghe có vẻ lạ nhưng thật đây là một nguyên nhân không hề nhỏ. Cho dù bạn đặt đàn trong môi trường hoàn hảo thế nào chăng nữa đàn bản thân nó để lâu cũng sẽ xuống dây. Đặc biệt những cây đàn còn mới dây đàn và pin giữ dây chưa ổn định sẽ rất mau xuống, cũng như đàn guitar nếu bạn mới thay dây dù có lên đúng cao độ một vài ngày sau nó cũng tự xuống ngay.

4.     Do chơi nhiều: Điều này là hiển nhiên đặc biệt khi chơi các bài có tiết tấu hùng mạnh dây sẽ bị đập với lực rất lớn và sai lệch hoàn toàn có thể xảy ra. Trong các buổi hòa nhạc việc lên dây đàn rất quan trọng, cần đánh mạnh khi lên dây, kiểm tra và chỉnh lại nhiều lần để đảm bảo dây được ổn định nhất, đó là lý do tại sao chi phí lên dây đàn biểu diễn thường rất cao.

5.     Tìm hiểu cách lên dây đàn piano
Nhiều người nhầm lẫn rằng người lên dây phải là nghệ sỹ piano tài giỏi hay phải học từ nhạc viện, phải lỗ tai siêu thính. Thật ra không phải vậy một người bình thường cũng có thể trở thành thợ lên dây giỏi. Quan trọng là họ có chịu khó học hỏi, chịu khó luyện tập, có kinh nghiệm lâu năm không thôi, ở Việt Nam nghề chỉnh dây còn mới mẻ nhưng một số nước như Đức, Mỹ, Nhật, Trung Quốc…nhà máy sản xuất Piano rất nhiều ai cũng có thể vào làm công nhân một thời gian ra là thành thợ chỉnh dây.

Tuy nhiên, một người công nhân với một người thợ chuyên nghiệp họ rất khác nhau, người công nhân chỉ biết làm theo những gì mà họ được dạy, người thợ chuyên nghiệp họ nghiên cứu kỹ họ hiểu sâu và biết cách làm sao cho hay nhất với mỗi cây đàn…

6.     Đàn nghe không hay có phải do sai dây?
Nếu dây đàn lệch ít người chơi bình thường sẽ khó mà nhận ra, đàn lệch nhiều thì chắc chắn sẽ làm tiếng đàn nghe phô. Tuy nhiên đàn nghe không hay chưa hẵn là do lên dây chưa chuẩn, đàn hay dỡ không chỉ phụ phuộc vào dây mà còn nhiều yếu tố khác như: chất lượng đàn, đầu búa, bảng cộng hưởng…

Nhiều khách hàng sau khi lên dây họ vẫn phàn nàn tiếng đàn chưa hay nghe rất chát, như gõ vào kim loại…vì những cây đàn đó búa đàn lâu ngày không được voicing lại, để đàn được hay thì nó ở vấn đề khác chứ không phải do lên dây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.